Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn cầu lông thế giới IBF:
- Đối với sân đánh đôi kích thước chiều rộng là 6,1m. Và đối với sân đánh đơn kích thước chiều rộng là 5,18m.
- Chiều dài toàn bộ sân là: 13,4m.
- Lưới cao 1,55m ở hai đầu cột và 1,524m là ở giữa.
- Kích thước sân được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.
- Theo qui định của liên đoàn cầu lông quốc tế thì phần trên không của sân cầu lông thấp nhất là 9m. Khoảng trống xung quanh sân 2m không có bất cứ vật cản nào. Khoảng cách giữa 2 sân ít nhất là 2m. Tường bao xung quanh tốt nhất là màu sẫm.
- Sân cầu lông phải kín không được để gió luồng vào. Và thực tế thì các sân cầu lông chúng ta chơi thường thấy là sân tổng hợp dành cho cả đánh đơn và đánh đôi.
Các quy cách trên sân cầu lông
Độ dốc mặt sân
Theo liên đoàn quần vợt thế giới:
- Độ dốc tối thiểu: 0.83%
- Độ dốc tối đa: 1%
- Độ phẳng mặt sân cầu lông tiêu chuẩn: Mặt sân không có vị trí nào đọng nước sâu quá 1.2mm Nền móng sân là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công. Nền sân cứng, chúng ta chỉ cần lên cấp phối đá và cát trung bình khoảng 25cm – 30cm. Nếu nền móng yếu thì chúng ta cần phải đóng cọc bê tông và cao độ sẽ thay đổi tùy theo hiện trạng. Sơn bề mặt sân: Có nhiều loại vật liệu để thi công Bề mặt sân cầu lông. Các cách thi công chỉ khác nhau về vật liệu lớp đệm. Lớp sơn lót và sơn màu bề mặt thì hoàn toàn giống nhau.
Hàng rào cho sân cầu lông
Hàng rào sân cầu lông thường là các ống sắt liên kết hàn khép kín tạo thành hệ khung hàng rào Lưới B40 tráng kẽm (bọc nhựa) chuyên dùng cho cầu lông liên kết hàn và kẽm buộc với khung hàng rào. Chiều cao hàng rào tùy theo nhu cầu sử dụng
Hệ thống đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng cho 1 sân cầu lông thường là 8 bộ hệ metal halide của Mỹ sẽ cho ánh sáng rõ ràng để nhận banh vì banh cầu lông vận chuyển với tốc độ nhanh nên ánh sáng phải chuyên nghiệp để vận động viên chuẩn bị đánh trả chính xác.
Bề mặt nền sân cầu lông chất lượng, sơn sân chuyên nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Bề mặt sân cứng cáp, không thấm nước, không có vết nứt, màng sơn đều, phẳng.
- Màng sơn chịu được chất tẩy rửa, môi trường kiềm yếu, a-xit nhẹ, ánh sáng mặt trời, nước và các điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
- Sơn sân có độ bóng láng hay sần, có tính năng cơ lý tốt như: độ dẻo dai, độ bền va đập, độ cứng và độ đàn hồi cao.
- Màu sơn sân đồng nhất, có khả năng chịu chùi rửa, chịu mài mòn, va đập cơ học ngay cả nơi có tầng suất, mật độ đi lại cao
- Vật liệu sơn sân cầu lông không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác, an toàn với người thi công và người chơi.
Quy trình thi công sơn sân cầu lông
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Tất cả các bề mặt phải được làm phẳng mịn, không còn lồi lõm.
- Bề mặt thi công phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ và các thành phần tạp chất khác.
- Sử dụng máy phun cao áp hoặc các thiết bị cầm tay để loai bỏ các rêu mốc và các lớp sơn, vôi cũ.
- Đối với bề mặt nền bê tông vữa trát mới cần để ít nhất 17 ngày trong điều kiện nắng ráo. Để đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn và không còn hơi ẩm sau đó mới tiến hành thi công.
- Bề mặt bê tông phải đảm bảo dày từ 10cm-15cm và phải là nền bê tông cốt thép để tránh bị nứt.
- Bê tông đổ vào thời tiết tốt và độ dốc theo tiêu chuẩn thế giới à 0,833- 1%.
Bước 2: Thi công lớp chống thấm
Lớp chống thấm: Chống thấm nước lên bề mặt thi đấu. Đảm bảo bề mặt, sân không bị bong chóc, nứt gãy do ảnh hưởng của thời tiết.
Bước 3: Thi công lớp đệm
- Làm cho bề mặt sân trở nên tương đối phẳng. Tạo độ kết dính tốt, cho lớp nền và các lớp tiếp theo của sân, tạo độ đàn hồi đảm bảo cho thi đấu.
- Tạo độ kết dính, tốt cho lớp nền và lớp bề mặt trên cùng, gia tăng độ đàn hồi và kết cấu cho mặt sân.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ màu hoàn thiện
Thi công 2 -3 lớp sơn phủ màu hoàn thiện theo yêu cầu, mỗi lớp cách nhau 4 – 6 h. Khi thi công cần phải gạt thật đều tay đảm bảo độ mịn và độ phẳng cho mặt sân. Là lớp sơn cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với vận động viên nên đòi hỏi có tính ma sát cao. Cần thi công cẩn thận để đạt được độ dày nhất định và đồng đều. Và nên sơn 2-3 lớp để đạt được các điều kiện tốt nhất.
Bước 5: Thi công kẻ vạch đường line
Lớp này tạo nên màu sắc cho mặt sân. Phân tách phạm vi thi đấu và phần viên xung quanh sân. Kẻ Line cần tính chính xác và tỉ mỷ. Đo và lấy điểm sao cho chính xác.
Các vạch cần sơn thẳng và chuẩn trên bề mặt không để dính sơn.
Đơn vị thi công sân cầu lông uy tín tại Việt Nam
Chúng tôi nhận thi công đa dạng các loại sân thi đấu thể thao như sân cầu lông, sân bóng đá, sân bóng rổ, sân bóng chuyền… PVC cam kết thi công đúng kỹ thuật, mang lại cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng nhất.
Liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn:
Địa chỉ: Số 5, Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0349547801