Thông tin mới nhất về những giải cầu lông Việt Nam nổi trội

Lịch sử cầu lông tại Việt Nam

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường. Thực dân hoá và Việt kiều về nước, sự suất hiện của cầu lông ở Việt Nam được xác định là muộn hơn các môn thể thao khác. Mãi tới năm 1960 mới suất hiện vài câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Hà Nội ,Sài Gòn. Đến năm 1961 Hà Nội đã tổ chức thi đấu giao hữu giũa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách Thảo Hà Nội, song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không đựoc nhân rộng mà còn bị tạm thời bị lắng xuống.

Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thật sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. An Giang, Cửu Long, Bắc ninh, Lai Châu.

Để lãnh đạo phong trào phát triển đúng hướng, TC TDTT (nay là UB TDTT) đã thành lập Bộ môn cầu lông, vào năm1977. Trường đại học TDTT cũng chính thức được thành lập bộ môn này (1977) và đưa môn học cầu lông vào chương trình đào tạo chính qui tại trường để cung cấp cán bộ GV, HLV, trọng tài cho toàn quốc.

Năm 1980 Giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam theo đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao. Từ đó cứ một năm một lần được tổ chức luân phiên tại các địa phương trên toàn quốc. Ngoài giải vô địch toàn quốc. UB TDTTcòn tổ chức nhiều giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ, và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi. giải HS các trường phổ thông, giải SV toàn quốc, được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng.

Tháng 10 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập đẻ phối hợp với bộ môn cầu lông của UB TDTT lãnh đạo môn thể thao này theo hướng chiến lược phát triển phong trào và thành tích thể thao đỉnh cao, phấn đấu trong những năm tới vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Năm 1993 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông châu Á (ABC).

Năm 1994 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới (IBF). Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo su hướng hội nhập khu vực và thế giới.

 

Danh sách những giải cầu lông Việt Nam lớn nhất hiện nay

Giải cầu lông thanh thiếu niên toàn quốc

Giải thanh thiếu niên toàn quốc là một trong các giải cầu lông Việt Nam được tổ chức thường niên do Liên Đoàn Cầu Lông Việt Nam chỉ đạo. Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam thuộc nhóm thanh niên, thiếu niên, có sức khỏe tốt. Đồng thời, những tay vợt cầu lông này cần được sự giới thiệu của Sở Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch địa phương.

Độ tuổi tiêu chuẩn để tham gia thi đấu là từ 9 đến 16. Mỗi thí sinh chỉ được phép dự thi tối đa 2 nội dung trong cùng nhóm tuổi. Trường hợp vận động viên đăng ký 2 giải nhưng bỏ 1 trận thì sẽ bị mất quyền thi đấu nội dung còn lại. Cuộc thi cầu lông thanh thiếu niên toàn quốc là nơi ươm mầm những tài năng mới cho đất nước để tiến xa hơn tới đấu trường quốc tế.

 

Giải cầu lông cá nhân toàn quốc dành cho những tay vợt xuất sắc nhất

Trong các giải cầu lông Việt Nam thì giải toàn quốc được mong chờ nhất bởi hội tụ mọi tay vợt xuất sắc trên toàn lãnh thổ. Giải được tổ chức hằng năm để chọn ra đội vinh dự đăng cai, đồng thời tuyên dương cá nhân có thành tích xuất sắc. Mỗi mùa giải chỉ diễn ra trong khoảng 5 ngày nhưng tạo nên được không khí vô cùng sôi động trên cả nước.

Đây còn là nơi tìm ra những gương mặt trẻ sáng giá, danh dự đại diện cho Việt Nam tham gia vào các giải đấu lớn mang tầm cỡ quốc tế. Có thể điểm mặt một vài tên tuổi vận động viên nổi tiếng bước ra từ giải vô địch cầu lông cá nhân như: Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tiến Tuấn (Hà Nội),…

 

Giải cầu lông Việt Nam mở rộng

Giải cầu lông Việt Nam mở rộng là một giải đấu quốc tế được tổ chức chính thức tại nước ta từ năm 1996. Trong mùa giải đầu tiên, quán quân chung cuộc xướng tên hai tay vợt nổi tiếng là Lee Wan Wah và Choong Tan Fook đến từ Malaysia. Sau một mùa tổ chức thành công vang dội, chương trình thi đấu bị gián đoạn mãi tận 8 năm sau mới khởi động lại.

Năm 2007 có lẽ là dấu mốc đáng nhớ nhất trong các giải cầu lông Việt Nam mở rộng. Tại thời điểm này, giải đấu đã được vinh dự lọt vào danh sách hệ thống giải Grand Prix của Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới (BWF). Với quy mô tổ chức lớn, đây là một trong những cuộc thi mà bất kỳ tuyển thủ nào cũng mong muốn được góp mặt.

 

Giải vô địch cầu lông đồng đội toàn quốc

Giải vô địch cầu lông đồng đội toàn quốc hứa hẹn sẽ tạo nên tạo nên những trận đấu mãn nhãn nhất từ trước đến nay. Mục đích tổ chức nên mùa giải của Liên Đoàn Cầu Lông Việt Nam là nhằm ươm mầm cho những tay vợt tài năng mang đi thi đấu quốc tế.

Giải đấu tạo cơ hội cho các vận động viên trẻ cọ xát, đồng thời tìm kiếm nguồn nhân lực cho đội tuyển cầu lông quốc gia. Điều kiện để tham dự giải đấu là những ứng viên được các sở, ban, ngành phái cử. Mỗi đoàn được đăng ký tối thiểu 4 và tối đa là 7 vợt thủ. Trong đó, mỗi vận động viên chỉ được phép tham gia nhiều nhất 1 trận đánh đơn và 1 trận đánh đôi.

 

Giải cầu lông CLB toàn quốc

Giải cầu lông CLB toàn quốc được tổ chức thường niên vào tháng 4 hàng năm với nhiều tên tuổi lớn trong làng thể thao Việt Nam. Đây là một trong các giải cầu lông Việt Nam có quy mô đầu tư lớn dành cho những cá nhân, tập thể thuộc nhóm tuổi: từ 14 đến 30; từ 31 đến 40; từ 41 đến 45; từ 46 đến 50 và từ 51 đến 55.

Như vậy, đối tượng tham dự giải cầu lông CLB toàn quốc khá rộng, không chỉ dành cho thế hệ thanh thiếu niên mà các bậc trung niên cũng có cơ hội tham gia tranh tài. Các nội dung thi đấu sẽ gồm: thi đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Một vận động viên được phép tham gia tối đa 2 nội dung trong tổng số các giải đăng ký của đoàn.

 

Tổng kết

Trên đây, Sancaulong.vn đã chia sẻ đến cho bạn đọc về quy mô tổ chức cũng như điều kiện tham dự các giải cầu lông Việt Nam đáng chú ý trong năm. Những mùa giải này được tổ chức ra không chỉ là môi trường để các tay vợt cầu lông được giao lưu, học hỏi mà còn tìm ra những tài năng trẻ đủ bản lĩnh bước ra đấu trường quốc tế, mang về vinh quang cho nền thể thao nước nhà. Hy vọng bài viết sẽ đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Bạn đọc có đóng góp, vui lòng comment bên dưới bài viết để cùng chia sẻ thông tin đến với mọi người.

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận